Quy định về tiêu thức dấu của người bán trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy

291 lượt xem
Ngân hàng thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo quy định. Tiêu thức dấu của người bán trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy được quy định như thế nào? 
Ban biên tập
22-06-2020

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Nguyên tắc chuyển đổi

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này...”

Căn cứ Khoản 2b Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:

“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.

Căn cứ quy định nêu trên, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011, trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang giấy của Ngân hàng TNHH Indovina không nhất thiết phải có dấu của người bán. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Khách hàng của Ngân hàng được sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi này để kê khai, khấu trừ thuế, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và lưu trữ kế toán theo quy định. 

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận