Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
271 lượt xem
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
được pháp luật quy định như thế nào?
Ban biên tập
18-01-2021
Theo quy định Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động được pháp luật quy định như sau:
Trường hợp thứ nhất, đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này;
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động với tỷ lệ lần lượt như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Trường hợp thứ hai, đối với người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất dựa trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động.
Trường hợp thứ ba, đối với người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng giống quy định tại trường hợp thứ nhất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Trên đây là các quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động theo pháp luật hiện hành.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.