Hành động đơn phương và quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
237 lượt xem
Bên
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện công việc nào và
hành động đơn phương có được cho phép thực hiện trong quá trình giải quyết
tranh chấp lao động hay không?
Ban biên tập
13-01-2021
Vấn đề hành động đơn phương được quy định tại Điều 186 Bộ luật Lao động 2019, theo đó hành vi đơn phương chống lại bên kia bị cấm thực hiện trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.