Hạch toán chi phí chênh lệch giữa giá mua vàng, ngoại tệ so với giá niêm yết
82 lượt xem
Quy định về việc hạch toán chi phí chênh lệch giữa giá mua vàng, ngoại tệ so với giá niêm yết của các tổ chức tín dụng là như thế nào?
Ban biên tập
08-04-2020
Tại Khoản 2.19 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“2.19. Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;...”.
Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 05/2013/TT-BTC ngày 9/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về quản lý chi phí quy định:
“Điều 6. Quản lý chi phí
1. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 16 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Một số khoản chi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
a) Chi cho hoạt động kinh doanh
…
- Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: chi cho kinh doanh ngoại tệ giao ngay; chi cho kinh doanh vàng; chi cho các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh khác...”.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.