Giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động như thế nào?
342 lượt xem
Bên
tranh chấp 1: Ông A
Bên
tranh chấp 2: Công ty B
Bên
liên quan khác: Bảo hiểm xã hội thành phố Q;
Ông
A làm việc tại Công ty B theo hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm, tính từ
ngày 11/6/2015. Trên đường đi tăng ca theo điều động của cấp trên, A gặp mưa to
khiến A tự té xe và được người dân đưa đi cấp cứu. Sau đó, ngày 01/12/2016,
Công ty B chốt sổ bảo hiểm xã hội cho A vì lý do A đã tự bỏ đi nơi khác làm việc
sau chữa trị. Tuy nhiên, tính đến thời điểm đó, Công ty mới đóng bảo hiểm xã hội
đến tháng 04/2016 cho A vì lý do tài chính khó khăn.
Do đó, A khởi kiện Công ty B với các
yêu cầu sau:
1. Trả chi phí điều trị tại bệnh viện
da liễu Trung ương vì tai nạn lao động cho A.
2. Công ty giải quyết chế độ tai nạn
lao động cho ông.
3. Công ty đóng phần bảo hiểm còn thiếu
cho ông A.
1.
Công ty B sẽ phải thanh toán những phần chi phí nào cho ông A khi ông có tham
gia đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc?
2.
Trách nhiệm bồi thường của Công ty đối với A trong trường hợp này?
3.
Công ty B có nghĩa vụ gì khi đóng thiếu bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Ban biên tập
15-01-2021
1. Căn cứ Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý khiến người đó bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Vì vậy, sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 47 Luật này, ông A sẽ thuộc trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu khả năng lao động của ông bị suy giảm từ 5% trở lên.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi xác định A bị tai nạn lao động thì Công ty B phải có trách nhiệm thanh toàn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả cho ông A. Vì vậy, có cơ sở để Tòa án yêu cầu Công ty B phải thanh toán phần chi phí điều trị tại bệnh viện da liễu Trung ương cho A vì phần chi phí này là chi phí đồng chi trả giữa bảo hiểm y tế và người bệnh.
2. Căn cứ khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền tùy theo mức suy giảm khả năng lao động của họ. Theo đó, ít nhất bằng 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, sau đó cứ tăng 1% thì cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nhưng tối đa không quá 80%. Đối với các thương tật gây ra mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được bồi thường một khoản bằng ít nhất 30 tháng tiền lương.
Do đó, Công ty B phải bồi thường cho ông A một khoản tiền theo quy định như trên tùy vào kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động của ông.
3. Căn cứ Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH, Công ty B sẽ bị truy thu phần bảo hiểm xã hội chưa đóng cho ông A. Cùng với đó, Công ty phải đóng kèm lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng với mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.