Người sử dụng lao động có được thanh toán chế độ ốm đau bằng cách trả tiền lương cho người lao động trong những ngày nghỉ ốm hay không?
237 lượt xem
Căn cứ theo quy định tại
khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian người lao động nghỉ việc
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương
cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Vậy, nếu công ty đã trả
lương cho bạn đầy đủ 10 ngày nghỉ thì công ty không đề nghị thanh toán trợ cấp ốm
đau 10 ngày với cơ quan BHXH, trường hợp đã được giải quyết đề nghị công ty bạn
phải thu hồi và chuyển trả cho cơ quan BHXH số tiền thanh toán trợ cấp BHXH
không đúng quy định.
Như tôi hiểu việc trả lương
là thoả thuận giữa người lao động và người SDLĐ miễn sao không trái luật. Ví dụ,
Cty tự nguyện đóng 100% chế độ bảo hiểm cho người lao động không cơ quan nào có
quyền can thiệp để nói rằng người sử dụng lao động làm sai quy định và bắt thu
hồi để buộc người lao động phải đóng phần của NLĐ. Như vậy việc tôi đóng bảo hiểm
đầy đủ thì tôi được hưởng chế độ bảo hiểm, còn người sử dụng lao động không trừ
lương tôi là do quy định của cty. Tại sao lại thu hồi tiền chế độ BHXH mà tôi
đáng được hưởng vì hàng tháng tôi vẫn đóng phí bảo hiểm? Mong nhận được phản hổi
từ anh chị.
Công ty trả lương cho người
lao động đầy đủ 10 ngày nghỉ thì Công ty không đề nghị thanh toán chế độ ốm đau
10 ngày với cơ quan bảo hiểm xã hội có đúng không?
Ban biên tập
19-01-2021
Công ty trả lương cho người
lao động đầy đủ 10 ngày nghỉ thì Công ty không đề nghị thanh toán chế độ ốm đau
10 ngày với cơ quan bảo hiểm xã hội có đúng không?
Việc Công ty bạn trả lương
cho người lao động đầy đủ 10 ngày nghỉ thì Công ty không đề nghị thanh toán chế
độ ốm đau 10 ngày với cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ được chúng tôi phân tích như
sau:
Căn cứ theo quy định tại
khoản 2 điều 168 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: Trong thời gian người lao động
nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả
lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định tại
khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động,
cụ thể trong trường hợp trên là giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động của
Công ty bạn.
Do đó, từ các cơ sở pháp lý
nêu trên thì trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thanh toán chế độ này cho
người lao động là của cơ quan bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động là Công
ty bạn không có trách nhiệm này.
Việc Công ty bạn trả lương
cho người lao động đầy đủ 10 ngày nghỉ do ốm đau nếu xuất phát từ sự thỏa thuận
giữa Công ty bạn với người lao động thì ghi nhận sự thỏa thuận này theo quy định
nêu trên của Bộ luật Lao động 2019, tuy nhiên việc trả lương vừa nêu không được
đồng nhất với tiền hưởng chế độ ốm đau mà người lao động được cơ quan bảo hiểm
xã hội thanh toán. Do đó, người lao động của bạn vẫn có thể làm hồ sơ hưởng chế
độ ốm đau theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau đó nộp hồ
sơ này cho Công ty bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật này, khi đó,
trong thời hạn quy định tại khoản 2 cùng Điều này, Công ty bạn phải có trách
nhiệm nộp hồ sơ nêu trên của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được
giải quyết chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, nếu Công ty bạn đồng
nhất hai khoản thanh toán nêu trên là không chính xác mà Công ty bạn phải thực
hiện theo đúng các quy định của pháp luật về việc giải quyết chế độ ốm đau.
Trong trường hợp này, nếu việc thanh toán đầy đủ cho người lao động của bạn tiền
lương 10 ngày nghỉ do ốm đau là xuất phát từ sự hiểu không chính xác về chế độ ốm
đau thì bạn có thể thu hồi lại số tiền bạn cho rằng là chi trả chế độ ốm đau
này và hướng dẫn người lao động thực hiện thủ tục hưởng chế độ ốm đau theo quy
định của pháp luật.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.