Giải quyết lương hưu như thế nào?
289 lượt xem
Bên tranh
chấp 1: Ông Võ Quang T, sinh năm
1955
Bên
tranh chấp 2: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đ
Bên
liên quan: Chi cục thuế thành phố B
Ông
T sinh năm 1956, làm việc tại vị trí nhân viên ủy nhiệm thu thuế ở Chi cục thuế
Thành phố B từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002, sau đó từ tháng 10/2002 đến tháng
02/2016, ông T làm việc tại UBND xã E, Thành phố B và nghỉ hưu, tuy nhiên do
chưa đủ thời gian đóng BHXH nên ông không được hưởng chế độ hưu trí. Ông T cho
rằng quyền lợi bảo hiểm của ông T không được tính từ tháng 9/1989 đến tháng
6/2002 công tác tại Chi cục thuế thành phố B, ảnh hưởng đến quyền lợi tiền
lương khi ông T được hưởng.
Nay
ông T khởi kiện yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh Đ phải cộng nối, tính nối bảo hiểm
xã hội của ông và yêu cầu tính chế độ hưu trí cho ông.
1.
Ông T phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng lương hưu?
2.
Yêu cầu cộng nối, tính nối bảo hiểm xã hội của ông T có được giải quyết không?
3.
Nếu không đủ điều kiện được hưởng lương hưu hằng tháng, ông T có thể được hưởng
loại trợ cấp khác hay không?
Ban biên tập
13-01-2021
1. Những điều kiện mà ông T cần phải đáp ứng để được hưởng lương hưu:
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng lương hưu, ông T cần có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ 60 tuổi.
2. Yêu cầu của ông T được giải quyết như sau:
Về yêu cầu cộng nối, tính nối bảo hiểm xã hội cho ông từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002:
Ông T không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vì căn cứ Điều 1 Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP: Vị trí làm việc của ông T tại Chi cục thuế thành phố B không thuộc đối tượng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không thuộc đối tượng được áp dụng theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP, do đó bảo hiểm xã hội tỉnh Đ không tính cộng nối, tính nối bảo hiểm xã hội cho ông từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002.
Về yêu cầu tính chế độ hưu trí từ tháng 9/1989 đến tháng 2/2016:
Do ông T không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 9/1989 đến tháng 6/2002 làm việc tại Chi cục thuế thành phố theo quy định nêu trên. Nên căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông là từ tháng 10/2002 đến tháng 2/2016. Cụ thể là 13 năm 5 tháng.
3. Ông T có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu, cụ thể như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ông T thuộc trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật này nhưng ông chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi có yêu cầu thì ông được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm trước năm 2014 (điểm a)
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi (điểm b)
+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (điểm c Khoản này và hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 19 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH).
Ngoài ra, ông T cần lưu ý:
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH, khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Bên cạnh đó, thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.